Chạy đua trước thời điểm khởi công đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, tuyến đường đang được các sở ngành, huyện, thị có liên quan triển khai ở trạng thái chạy đua.
Ngày đăng: 28-09-2015
1,311 lượt xem
Chạy đua trước thời điểm khởi công đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
BT- Khi Bộ Giao thông Vận tải công bố vào tháng 9/2015 sẽ khởi công xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, thì mọi công việc liên quan đến tuyến đường đang được các sở ngành, huyện, thị có liên quan triển khai ở trạng thái chạy đua.
Phải làm trước tuyến kênh Tà Mon
Tại quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình chuyển nước hồ Sông Móng – hồ Đu Đủ - hồ Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam của UBND tỉnh có thêm đoạn kênh từ Tân Lập đến Tà Mon dài 19.117m. Theo thiết kế, đoạn kênh này có diện tích sử dụng đất 84 ha, hầu hết là đất vườn thanh long. Nếu chạy đua với thời điểm khởi công đường cao tốc thì có nghĩa trong một thời gian ngắn phải làm xong từ đền bù cho đến tổ chức thi công. Trong khi đền bù giải tỏa vốn mất nhiều thời gian cho các thủ tục từ áp giá đến hiệp thương...thì tiến độ thi công cũng phụ thuộc nhiều vào kinh phí, nhất là khi vốn ngân sách tỉnh đã báo hiệu khó khăn từ nhiều tháng trước.
Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, khoảng 2 tuần nữa, các đơn vị liên quan sẽ quy chủ, áp giá và có thể vào tháng 12 này sẽ bắt đầu khởi động đền bù giải tỏa, hồ sơ dự án đã chuyển cho Bộ Giao thông Vận tải. Trên bản đồ, đường cao tốc uốn lượn và cắt tuyến kênh ở 2 đoạn có chiều dài lần lượt là 128m và 133m. Vì vậy, nếu tuyến kênh triển khai trước sẽ không phải đụng đến tuyến cao tốc vừa mới làm xong, tiết kiệm được kinh phí của tỉnh khoảng 50 tỷ đồng, đồng thời cũng tạo được cảnh quan đẹp tại xã Tân Lập. Cũng theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, việc đền bù đất vườn thanh long trong thời điểm giá thanh long hàng điện đang cao có khó khăn nhưng nếu tính về lâu dài, những vùng vốn thiếu nước vào mùa khô này vừa có nước lại có đường cao tốc nên người dân sẽ đồng thuận sớm với chủ trương xây dựng trên.
Tất bật tại Hàm Tân, Hàm Thuận Nam nơi dự án Tropical Ocean resort Phan Thiết đang triển khai
Trước đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã có các buổi làm việc với huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân về vận động dân chúng để thực hiện Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Đến thời điểm này, người dân ở hai huyện có liên quan đến dự án đã biết về chủ trương, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường cao tốc đi qua. Tính ra, có khoảng 540 hộ dân có đất liên quan đến dự án và hiện chính quyền 2 huyện đã phối hợp với Sở Giao thông Vận tải triển khai kiểm kê tài sản trên đất bị thu hồi. Kết quả, tại huyện Hàm Tân đã kiểm kê 194/225 hộ (thị trấn Tân Minh 10/10 hộ, xã Sông Phan 57/63 hộ, xã Tân Phúc 82/90 hộ, xã Tân Đức 45/62 hộ); huyện Hàm Thuận Nam 303/316 hộ (xã Hàm Kiệm 85/89 hộ, xã Hàm Cường 71/73 hộ, xã Tân Lập 122/128 hộ, xã Hàm Minh 25/26 hộ). Song song đó, Sở Giao thông vận tải đang triển khai lập hồ sơ thiết kế dự án khu tái định cư (18hộ) tại xã Tân Lập. Ở khía cạnh khác, đường cao tốc cũng đi qua vùng rừng trồng của Công TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân với diện tích mất 42,47 ha, nên hiện các bên liên quan đang thẩm định dự toán kinh phí công tác kiểm kê, đánh giá hiện trạng rừng để thu hồi, chuyển đổi mục đích. Ngoài ra, còn rất nhiều việc mà các đơn vị liên quan phải làm ở trạng thái chạy đua nước rút như ký kết với đơn vị có chức năng xây dựng giá đất; trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ dự án; trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ dự án...
Tháng 9/2015 là thời điểm dự án sẽ khởi công nên việc giao đất sạch cho nhà đầu tư sớm là việc quan trọng, thể hiện sự điều hành và thực hiện quyết liệt của tỉnh đối với tiến độ một dự án quốc gia đặc biệt, dự án cao tốc thí điểm theo mô hình hợp tác công – tư (PPP) đầu tiên của cả nước. Và tháng 9 cũng là thời điểm của dự án Tropical ocean view resort phan thiết triển khai gần xong phần thô
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 98,7km, điểm đầu nối với đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (hoàn thành vào giữa năm 2015), điểm cuối nằm trên tuyến quốc lộ 1A đi Ba Bàu, Bình Thuận. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ. Ngoài tránh ùn tắc giao thông QL1A, rút ngắn thời gian đi lại, việc xây dựng tuyến cao tốc này tạo điều kiện để hình thành và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch dọc tuyến đường. |
Bích NghỊ
Gửi bình luận của bạn